90 CÂU TRẮC NGHIỆM GIÁO LÝ SỐNG ĐẠO( XUÂN LỘC) | NIỀM VUI PHỤC VỤ

90 CÂU TRẮC NGHIỆM GIÁO LÝ SỐNG ĐẠO( XUÂN LỘC)

Thứ Tư, 15 tháng 7, 2015

TRẮC NGHIỆM GIÁO LÝ MỤC VỤ- KHỐI S.Đ
1.    Đức Giám Mục Giáo phận Xuân Lộc đã công bố đường hướng mục vụ Ngũ Niên để đón mừng Kim khánh thành lập Giáo phận tại đâu? Vào ngày tháng năm nào?
a.      Tòa Giám Mục Xuân Lộc, ngày 25/12/2010
b.      Tòa Giám Mục Xuân Lộc, ngày 03/01/2010
c.      Nhà thờ chính tòa Xuân Lộc, ngày 01/01/2011
d.      Nhà thờ chính tòa Xuân Lộc, ngày 03/01/2011 (x. Phần mở đầu - Sách GĐ và GX, CĐLC)
2.        Mục đích của đường hướng mục vụ ngũ niên của Giáo phận là gì ?
a.       Canh tân đời sống đức tin gia đình và giáo xứ thành Gia đình của Thiên Chúa”
b.       Hưởng ứng lời mời gọi của Đại hội Dân Chúa Việt Nam: “Đổi mới không ngừng để thực sự là Hội Thánh Chúa Kitô giữa lòng quê hương Việt Nam” và để cảm tạ Thiên Chúa về muôn hồng ân đã lãnh nhận, nhất là hồng ân hiệp thông (Câu số 1- Sách GĐ và GX, CĐLC)
c.        Mời gọi từng người và tất cả các tín hữu thực hiện cuộc canh tân toàn diện đời sống
d.       Câu a, b, c đều đúng.
3.      Chủ đề đường hướng mục vụ trong năm cuối cùng của ngũ niên đón mừng Kim khánh thành lập Giáo phận là:
a.        Gia đình và giáo xứ, cộng đoàn Lời Chúa.
b.        Gia đình và giáo xứ, cộng đoàn Phụng tự.
c.        Gia đình và giáo xứ, cộng đoàn Thánh Thể. (Câu số 2- Sách GĐ và GX, CĐLC)
d.        Gia đình và giáo xứ, cộng đoàn Truyền giáo.
4.      Những ý tưởng quan trọng cần nắm bắt trong đường hướng mục vụ ngũ niên là:
a.        Canh tân đời sống gia đình, giáo xứ và Lời Chúa
b.        Canh tân đời sống gia đình, giáo xứ và cộng đoàn Truyền giáo
c.        Canh tân đời sống đức tin trong gia đình
d.        Canh tân đời sống đức tin, cộng đoàn gia đình- giáo xứ và gia đình của Thiên Chúa. (Câu số 4- Sách GĐ và GX, CĐLC)
5.      Canh tân đời sống đức tin là:
a. Nắm bắt những ý tưởng quan trọng nào trong đường hướng mục vụ ngũ niên
b. An định các chủ đề trong kế hoạch ngũ niên
c. Sống đức tin của cộng đoàn tín hữu thời các tông đồ
d. Trở về với giáo lý tinh tuyền của Chúa Kitô, và đổi mới đời sống sao cho cuộc sống hôm nay đi đúng giáo lý tinh tuyền đó. (Câu số 5- Sách GĐ và GX, CĐLC )
6. Một trong những lý do cần canh tân đời sống đức tin là vì cách hiểu và sống đức tin của không ít Kitô hữu còn nhiều lỗi thời do:
a.      Không xây trên nền tảng vững chãi
b.      Cách diễn tả đức tin gây ngộ nhận cho người khác (Câu số 6- Sách GĐ và GX, CĐLC)
c.      Chưa thực hành đầy đủ các đòi hỏi đức tin
d.      Pha trộn ít nhiều yếu tố mê tín dị đoan, do tác động của thời thế
7. Trong gia đình, cha mẹ có nhiệm vụ đem sức sống đức tin nuôi dưỡng các thành viên. Vì thế, cha mẹ được gọi là:
a. “Hội thánh tại gia”
b. “Hội thánh thu nhỏ”
c. “Giáo lý viên đầu tiên của con cái” (Câu số 8 - Sách GĐ và GX, CĐLC)
d. Câu a, b, c đều đúng.
8.   Khi nói : “Giáo xứ là gia đình của Thiên Chúa, là cộng đoàn huynh đệ chỉ có một tâm hồn, là mái ấm gia đình, huynh đệ và niềm nở.” (Tông huấn Kitô hữu Giáo dân, số 26), Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nhấn mạnh đến điều gì?
a.    Bầu khí thuận lợi cho việc phát triển đức tin và thực thi đức ái nơi giáo xứ (Câu số 10 - Sách GĐ và GX, CĐLC)
b.    Vai trò của cha xứ trong cộng đoàn giáo xứ
c.    Vai trò chứng tá của giáo dân trong cộng đoàn giáo xứ, đặc biệt là các anh chị Giáo Lý Viên và các Thiếu Nhi.
d.    Việc canh tân đời sống đức tin và sự hiệp nhất trong cộng đoàn giáo xứ
9.  Cần làm gì để đón nhận ơn Chúa trong đời sống đức tin?
a.    Ơn Chúa.
b.   Nỗ lực bản thân.
c.    Môi trường sống.
d.   Cầu nguyện. (Câu số 16 - Sách GĐ và GX, CĐLC)
10. Cần tạo lập môi trường gia đình và giáo xứ thế nào để đạt kết quả trong việc canh tân đời sống đức tin?
a.      Thánh thiện, thanh khiết, chân thành, yêu thương và phục vụ.
b.      Yêu thương, hiệp nhất, thánh thiện, thanh khiết và phục vụ. (Câu số 18 - Sách GĐ và GX, CĐLC)
c.      Thanh khiết, kiên trì, thánh thiện, phục vụ và yêu thương.
d.      Chân thành, yêu thương, hiệp nhất và kiên trì phục vụ
11. Chọn Lời Chúa làm chủ đề mục vụ cho năm đầu tiên trong kế hoạch ngũ niên vì:
a.      Chủ đề mục vụ năm 2011 của Giáo phận là: “Gia đình và giáo xứ, cộng đoàn Lời Chúa.”
b.      Vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh tử.(Dt 1,2)
c.      Lời Chúa rất quan trọng trong đời sống cá nhân và cộng đoàn của người Kitô hữu (Câu số 20 - Sách GĐ và GX, CĐLC)
d.      Lời Chúa là lời chân lý, Lời Chúa xây dựng nền tảng và phát triển đời sống đức tin.
12. Thiên Chúa đặt tận đáy lòng con người những nguyên tắc căn bản giúp con người phân biệt điều tốt điều xấu. Do đó:
a.      Người nào biết lắng nghe tiếng lương tâm ngay thẳng mách bảo, người ấy có thể hành động đúng thánh ý Chúa (x. GLCG 777). (Câu số 25 - Sách GĐ và GX, CĐLC)
b.      Con người thường bày tỏ tâm tư tình cảm của mình qua lời nói, chữ viết, thái độ, cử chỉ và các loại  hình nghệ thuật như múa hát, hội họa, điêu khắc….
c.      Người có lương tâm ngay thẳng sẽ nhận ra những cách thức Chúa dùng để bày tỏ ý muốn của Chúa cho nhân loại.
d.      Người hành động đúng thánh ý Chúa là người nhận ra tiếng Chúa nói qua vũ trụ thiên nhiên, lương tâm con người, thị kiến, chiêm bao, các Ngôn sứ, Sách thánh, Hội thánh và Chúa Giêsu Kitô.
13. Câu Kinh thánh nào chứng tỏ Thiên Chúa nói với loài người nhờ Đức Giêsu Kitô?
a.      Trời đất tường thuật vinh quang Thiên Chúa, không trung loan báo việc tay Người làm(Tv 19,1; x. St 1,1-2,25).
b.      Này Ta sẽ đến với ngươi trong làn mây u huyền, để cho dân nghe được trong lúc Ta phán bảo ngươi và chúng cũng tin vào ngươi luôn mãi(Xh 19, 9).
c.      Vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử(Dt 1, 2). (Câu số 27 - Sách GĐ và GX, CĐLC)
d.      Vào thời ân sủng, Ta sẽ nhận lời ngươi, trong ngày cứu độ, Ta sẽ hộ giúp ngươi(Is 49, 8).
14. Kinh Thánh là cách thế Thiên Chúa dùng ngôn ngữ loài người để nói với loài người. Vì thế, muốn hiểu Kinh thánh ta phải làm gì ?
a.       “Thâm hiểu lòng nhân hậu của Chúa” (sách lễ Rôma XB 1992, tr 293)
b.      Noi gương Đức Maria, luôn suy đi gẫm lại Lời Chúa trong lòng
c.      Lắng nghe Lời Chúa và đem ra thực hành
d.      Nhờ Chúa Thánh Thần (Câu số 29 - Sách GĐ và GX, CĐLC)
15. Truyền thống Giáo hội công nhận có bao nhiêu nghĩa trong Kinh Thánh?
a.      Ẩn dụ và luân lý
b.      Văn tự và thiêng liêng (Câu số 30 - Sách GĐ và GX, CĐLC)
c.      Luân lý và loại suy
d.      Ẩn dụ và thiêng liêng
16.  Một trong những tài liệu giúp người tín hữu học hỏi và thực hành Lời Chúa là Tập sách “Dẫn vào Kinh thánh”. Tập sách ấy là:
a.      Tài liệu Hội thánh toàn cầu
b.      Tài liệu của Hội Thánh miền Châu Á – Thái Bình Dương
c.      Tài liệu Hội thánh Việt Nam
d.      Tài liệu của Giáo phận Xuân Lộc (Câu số 32 - Sách GĐ và GX, CĐLC)
17. Thư Mục vụ và tập sách “Gia đình và giáo xứ, cộng đoàn Lời Chúa” được gửi tới ai?
a.    Thiếu Nhi, các Giáo Lý Viên và các hội đoàn trong Giáo Xứ
b.   Những tín hữu học tập và nỗ lực canh tân đời sống đức tin
c.    Từng tín hữu trong Giáo phận (Câu số 33 - Sách GĐ và GX, CĐLC)
d.   Tín hữu trong Hội Thánh Việt Nam
18. Khi mọi thành viên trong gia đình và giáo xứ đều nỗ lực học hỏi Lời Chúa, điều tốt lành nào sẽ xảy ra?
a.    Nếp sống đạo đức cá nhân và cộng đoàn được xây dựng vững chắc và phát triển đúng hướng (Câu số 35 - Sách GĐ và GX, CĐLC)
b.   Thuận lợi cho việc tổ chức những đợt thi Giáo Lý cấp Giáo Phận
c.    Tăng thêm kiến thức và sự hiểu biết
d.   Câu a, b, c đều đúng
19. Kinh thánh là bộ sách nào ?
a.      Là bộ sách chép lại những lời sấm truyền và lời Thiên Chúa đã dạy dỗ chúng ta qua sự khôn ngoan của tiền nhân.
b.      Là bộ sách chứa đựng Lời Thiên Chúa nói với loài người và những việc Thiên Chúa làm cho loài người, được các thánh sử ghi lại dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.
c.      Là bộ sách chứa đựng Lời Thiên Chúa nói với loài người được các thánh sử ghi lại dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần và được quyền Giáo Huấn công nhận.
d.      Là bộ sách chứa đựng Lời Thiên Chúa nói với loài người và những việc Thiên Chúa làm cho loài người, được các thánh sử ghi lại dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần và được quyền Giáo Huấn công nhận. (Câu số 36 - Sách GĐ và GX, CĐLC)
20. Thiên Chúa là tác giả Kinh thánh. Người soi sáng cho các thánh ký viết ra những điều Người muốn nói với loài người trong ngôn ngữ loài người và
a.      Được Giáo quyền công nhận
b.      Theo khả năng của mỗi thánh ký(Câu số 37 - Sách GĐ và GX, CĐLC)
c.      Theo sự khôn ngoan của tiền nhân
d.      Dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần
21. Nội dung chính yếu của Kinh thánh là:
a.                Mối tương giao, mối liên kết mà Thiên Chúa thiết lập với loài người
b.                Lời hứa cam kết yêu thương và cứu chuộc loài người
c.                Chương trình cứu độ của Thiên Chúa được Chúa Giêsu Kitô thực hiện(Câu số 38 - Sách GĐ và GX, CĐLC)
d.                Cuộc Tử Nạn và Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô
22. Ý nghĩa của giao ước trong Kinh thánh:
a.    Chỉ mối tương giao, mối liên kết mà Thiên Chúa thiết lập với loài người. (Câu số 41 - Sách GĐ và GX, CĐLC)
b.   Khẳng định cam kết giữa hai bên về những gì họ phải thực hiện cho nhau.
c.    Nhắc nhở, cảnh tỉnh và răn đe người ký kết giao ước phải trung thành tuân giữ.
d.   Thực hiện sự bình đẳng (như giữa vợ chồng trong hôn nhân).
23. Khi loài người nhiều lần vi phạm và bất trung trong việc thực hiện giao ước,  Thiên Chúa đã:
a.      Dẫn đưa họ vào sa mạc Sahara.
b.      Sai các ngôn sứ đến nhắc nhở, cảnh tỉnh và răn đe để kêu gọi loài người sám hối. (Câu số 43 - Sách GĐ và GX, CĐLC)
c.      Giáng xuống những bệnh tật, thiên tai để trừng phạt họ.
d.      Để họ lâm vào cảnh chiến tranh liên miên và phải chịu cảnh lưu đày.
24. Kinh thánh Cựu ước và Tân ước liên quan với nhau rất mật thiết vì:
a.    Cả hai cùng hướng tới một nhân vật trọng điểm là Chúa Giêsu Kitô
b.   Cả hai cùng thực hiện một chương trình duy nhất là công cuộc cứu độ trần gian
c.    Cựu ước tiên báo, còn Tân ước hoàn tất những điều Cựu ước loan báo
d.   Câu a, b, c đều đúng. (Câu số 45 - Sách GĐ và GX, CĐLC)
25. Ta nên học và đọc trọn bộ Kinh thánh vì:  
a.      Mỗi thể loại văn chương trong Kinh Thánh trình bày chân lý cách khác nhau
b.      Có như thế ta mới mới hiểu được điều thánh sử muốn nói tới và nhờ đó, hiểu được điều Thiên Chúa muốn thông truyền cho loài người
c.      Những điều ta đọc được trong Cựu ước giúp ta hiểu hơn những điều trong Tân ước và ngược lại (Câu số 46 - Sách GĐ và GX, CĐLC)
d.      Giáo lý về Chúa Ba Ngôi và về Chúa Giêsu Kitô tiềm ẩn trong nhiều tập sách Cựu ước.
26. Thể loại văn chương giáo huấn trong Cựu Ước gồm mấy cuốn?
a.      5 cuốn
b.      7 cuốn (Câu số 47 - Sách GĐ và GX, CĐLC)
c.      16 cuốn
d.      18 cuốn
27. Phần Kinh Thánh Tân ước gồm những thể loại văn chương nào?
a.      Tiên tri, giáo huấn, lịch sử  (Câu số 50 - Sách GĐ và GX, CĐLC)
b.      Lịch sử, tiên tri, lề luật
c.      Lề luật, lịch sử, giáo huấn
d.      Giáo huấn, tiên tri, lề luật
28. Phần Tân ước dạy ta những chân lý căn bản nào?
a.      1/ Thiên Chúa duy nhất tạo dựng vũ trụ, điều khiển vận mạng con người; loài người chỉ được thờ phượng một mình Thiên Chúa. 2/ Thiên Chúa hằng yêu thương loài người, Người trung thành với lời hứa cứu vớt loài người ngay cả khi loài người phản bội Người. 3/ Giáo lý về Chúa Ba Ngôi và về Chúa Giêsu Kitô tiềm ẩn trong nhiều tập sách Cựu ước.
b.      1/ Thiên Chúa hằng yêu thương loài người, Ngài tạo dựng vũ trụ, điều khiển vận mạng con người. 2/ Chúa Giêsu Kitô là Thiên Chúa thật và là người thật, là Đấng cứu độ duy nhất của nhân loại. 3/ Hội thánh là một tổ chức do Chúa Giêsu thiết lập để tiếp tục công cuộc cứu độ của Người.
c.      1/ Chúa Giêsu Kitô là Thiên Chúa thật và là người thật, là Đấng cứu độ duy nhất của nhân loại. 2/ Thiên Chúa duy nhất tạo dựng vũ trụ, điều khiển vận mạng con người. 3/ Hội thánh là một tổ chức do Chúa Giêsu thiết lập để tiếp tục công cuộc cứu độ của Người.
d.      1/ Chúa Giêsu Kitô là Thiên Chúa thật và là người thật, là Đấng cứu độ duy nhất của nhân loại. 2/ Hội thánh là một tổ chức do Chúa Giêsu thiết lập để tiếp tục công cuộc cứu độ của Người. 3/ Những con đường loài người cần bước vào để tiến đến hạnh phúc đời đời. (Câu số 51- Sách GĐ và GX, CĐLC)
29. Trong các sách Tân ước, 4 sách Tin Mừng được Hội thánh chú trọng hơn cả vì:
a.      Đó là Tin mừng thánh Matthêu, Maccô, Luca và Gioan.
b.      Cả cộng đoàn tôn kính đứng dậy nghe đọc sách Tin Mừng trong thánh lễ hoặc trong các giờ suy tôn Lời Chúa.
c.      4 sách này ghi lại các hoạt động và giáo huấn của Chúa Giêsu. (Câu số 52 - Sách GĐ và GX, CĐLC)
d.      4 sách này thúc giục các tín hữu hãy đón nhận và ra đi thực hành Lời Chúa dạy trong cuộc sống mỗi ngày.
30. Thành Giêrusalem được xây dựng ở đâu?
a.                            Thánh địa Giêrusalem
b.                            Núi Sion (Câu số 57 - Sách GĐ và GX, CĐLC)
c.                            Núi Khorep
d.                            Kinh thành của vua Đavit
31. Thành Giêrusalem được gọi là “thành thánh” vì:
a.                Thành được xây dựng một ngọn núi cao
b.                Đó là kinh đô chính trị và tôn giáo của Israel
c.                Đó là “kinh thành của vua Đavit”
d.                Có sự hiện diện của hòm bia giao ước (Câu số 57-Sách GĐ và GX, CĐLC)
32. Ai đã xây đền thờ Giêrusalem?
a.      Vua Đavit
b.      Vua Salomon (Câu số 58 - Sách GĐ và GX, CĐLC)
c.      Vua Nabucôđônôxo
d.      Tướng Titô
33. Đền thờ Giêrusalem có ý nghĩa quan trọng đối với người Do thái. Mọi người dân từ 13 tuổi trở lên hành hương đền thờ mỗi năm vào các dịp le:
a.      Vượt qua, Ngũ tuần và lễ bánh không men
b.      Ngũ tuần, Vượt qua và lễ hội nhà nông
c.      Lều trại, Ngũ tuần và Vượt qua(Câu số 59 - Sách GĐ và GX, CĐLC)
d.      Vượt qua, lều trại và lễ hội mùa xuân
34. H. Lễ Vượt qua được người Do thái cử hành vào:
a.      Mùa xuân (Câu số 60 - Sách GĐ và GX, CĐLC)
b.      Tháng 9
c.      50 ngày sau khi dâng bó lúa đầu tiên
d.      Mùa ép nho
35. Gọi là lễ Vượt qua vì lễ này kỷ niệm biến cố:
a.    Thiên sứ Giavê vượt qua nhà dân Israel có máu chiên bôi trên khung cửa, không vào giết các con đầu lòng.
b.   Dân Israel đã vượt qua Biển Đỏ bình an khi quân Ai cập đuổi theo.
c.    Dân Israel đã vượt qua sa mạc 40 năm với bao nỗi cam go thử thách trước khi vào đất hứa.
d.   Thiên Chúa giải thoát Israel khỏi cảnh nô lệ tại Ai cập. (Câu số 62 - Sách GĐ và GX, CĐLC)
36.  Trong dịp lễ Ngũ tuần (50) người Do Thái có thói quen nào?
a.                Dâng bó lúa đầu tiên
b.                Dâng trong đền thờ bánh làm bằng lúa mới gặt và nhiều lễ vật khác(Câu số 61 - Sách GĐ và GX, CĐLC)
c.                Thiêu tế một con chiên để cầu xin được phú túc
d.                Ăn bánh không men
37. Lễ Vượt qua có nguồn gốc từ:
a.    Lễ hội mùa xuân của dân du mục và lễ ăn bánh không men là lễ hội nhà nông của dân Canaan bản xứ. (Câu số 61 - Sách GĐ và GX, CĐLC)
b.   Lễ thu hoạch, là lễ tạ ơn Thiên Chúa đã phù hộ dân trong sa mạc cũng như ban cho dân thu hoạch hoa trái hằng năm
c.    Việc Thiên Chúa ban lề luật cho dân người tại núi Sinai.
d.   Thói quen thiêu tế một con chiên để cầu xin được phú túc. Máu chiên bôi trên khung cửa để trừ tà.
38. Lễ Lều trại là:
a.      Lễ ăn bánh không men
b.      Lễ hội mùa xuân của dân du mục
c.      Lễ hội nhà nông của dân Canaan bản xứ
d.      Lễ tạ ơn Thiên Chúa đã phù hộ dân trong sa mạc cũng như ban cho dân thu hoạch hoa trái hằng năm (Câu số 64 - Sách GĐ và GX, CĐLC)
39. Vào thời Chúa Giêsu, Palestina chia làm mấy miền?
a.                2 miền : Canaan và Galilêa
b.                2 miền: Israel và Giuđêa (Do thái)
c.                3 miền: Palestina, Samaria và Gieerru sa lem
d.                3 miền: Galilêa, Samaria và Giuđêa (Câu số 66 - Sách GĐ và GX, CĐLC)
40. Vào thời Chúa Giêsu, Palestina là thuộc địa của:
a.                Vua Ackêlaô
b.                Vua Hêrôđê Antipa
c.                Đế quốc Rôma (Câu số 67 - Sách GĐ và GX, CĐLC)
d.                Tổng trấn Phongxiô Philatô
41. Về mặt tôn giáo, cơ quan nào giữ quyền tối cao trên dân Do thái?
a.                Kỳ lão đương nhiệm
b.                Hội Đồng Tối Cao (Câu số 68 - Sách GĐ và GX, CĐLC)
c.                Thượng tế
d.                Ký lục
42. Vào thời Chúa Giê su, Hội Đồng Tối Cao của Do Thái có nhiệm vu:
a.    Gìn giữ trật tự chung và có quyền xét xử
b.   Điều hành đời sống tôn giáo
c.    Thu một vài thứ thuế
d.   Câu a, b, c đều đúng (Câu số 68 - Sách GĐ và GX, CĐLC)
43. Giới lãnh đạo Do thái thời Chúa Giêsu gồm những ai?
a.                Thượng tế, kỳ lão, chính quyền Rôma
b.                Thượng tế, kỳ lão, kinh sư
c.                Thượng tế, kỳ lão, ký lục(Câu số 69 - Sách GĐ và GX, CĐLC)
d.                Philatô, thượng tế, ký lục
44. Sách Tân ước có nói tới phái Pharisêu và Sađusêo trong dân Do Thái. Nhóm Pharisiêu rất được lòng dân và có uy tín trên dân vì:
a.                Họ không tiếp tay cho người Rôma thống trị (Câu số 70 - Sách GĐ và GX, CĐLC)
b.                Họ giữ lề luật cách tỉ mỉ và khắt khe
c.                Họ là nhóm thầy tư tế thời vua Đavit
d.                Họ thuộc thành phần giàu có
45. Thánh Matthêu viết sách Tin mừng với mục đích gì?
a.      Trình bày những đạo lý căn bản về Chúa Giêsu
b.      Củng cố lòng tin của các Kitô hữu gốc Do thái sống ở Palestina vào Chúa Kitô (Câu số 75 - Sách GĐ và GX, CĐLC)
c.      Thuyết phục người Do thái mới trở lại tin rằng Chúa Giêsu là Đấng cha ông họ hằng mong đợi
d.      Giúp những ai đón nghe lời các Tông đồ giảng dạy và lãnh nhận phép rửa trở thành môn đệ Chúa Kitô và là thành viên của Hội thánh.
46. Thánh Matthêukhông trình bày những đạo lý căn bản này
a.      Tin mừng phải được loan báo cho mọi thụ tạo. Tin mừng ấy là nước Thiên Chúa và là Chúa Giêsu Kitô. (Câu số 76 - Sách GĐ và GX, CĐLC)
b.      Chúa Giêsu Nagiaret là Đấng Mêssia được Cựu ước loan báo. Người là Môisê mới, ký kết giao ước mới, để kiện toàn lề luật.
c.      Chúa Giêsu Nagiarét là Con Thiên Chúa, được Chúa Cha giới thiệu đặc biệt tại sông Giođan và trên núi hiển dung.
d.      Chúa Giêsu Nagiaret là Đấng thành lập Hội thánh. Những ai đón nghe lời các Tông đồ giảng dạy và lãnh nhận phép rửa, đều trở thành môn đệ Chúa Kitô và là thành viên của Hội thánh.
47. Tin mừng theo thánh Matthêu có một trong những đặc điểm này:
a.      Lời văn mộc mạc nhưng sống động và chân thực
b.      Lòng nhân hậu của Thiên Chúa được bày tỏ qua Chúa Giêsu
c.      Trình bày sự kiện có tính khơi gợi thắc mắc, khiến người đọc phải suy nghĩ để tìm ra chân lý.
d.      Có nhiều trích dẫn Cựu ước và các tập tục Do thái, để thuyết phục người Do thái mới trở lại tin rằng Chúa Giêsu là Đấng cha ông họ hằng mong đợi. (Câu số 77 - Sách GĐ và GX, CĐLC)
48. Tin mừng Maccô hướng tới loại độc giả nào?
a.    Người tin vào Chúa Giêsu
b.   Những người Hy lạp tòng giáo
c.    Các Kitô hữu gốc Do thái sống ở Palestina những
d.   Các Kitô hữu không phải gốc Do thái, hiện đang sinh sống ngoài xứ Palestina (Câu số 79 - Sách GĐ và GX, CĐLC)
49. Tin mừng theo thánh Maccô không có đặc điểm này:
a.      Lời văn mộc mạc nhưng sống động và chân thực.
b.      Được viết trước nhất và ngắn nhất trong 4 sách Tin mừng.
c.      Những chương đầu cuốn sách nói về thời thơ ấu của Chúa Giêsu. (Câu số 81 - Sách GĐ và GX, CĐLC)
d.      Trình bày sự kiện có tính khơi gợi thắc mắc, khiến người đọc phải suy nghĩ để tìm ra chân lý.
50.Thánh Luca viết sách Tin mừng vào thời gian nào?
a.                     Khoảng năm 65-70
b.                    Khoảng năm 70-80 (Câu số 83 - Sách GĐ và GX, CĐLC)
c.                     Khoảng năm 80 - 90
d.                    Cuối thế kỷ I
51. Thánh Luca không trình bày đạo lý căn bản này?
a.        Chúa Giêsu Nagiarét là Con Thiên Chúa, được Chúa Cha giới thiệu đặc biệt tại sông Giođan và trên núi hiển dung. (Câu số 84 - Sách GĐ và GX, CĐLC)
b.        Chúa Giêsu là con người thực sự đã sống ở trần gian, đồng thời Người là Con Thiên Chúa.
c.        Lòng nhân hậu của Thiên Chúa được bày tỏ qua Chúa Giêsu.
d.        Vai trò quan trọng của Chúa Thánh Thần trong đời sống và hoạt động của Chúa Giêsu.
52.  Mục đích của Thánh Gioan khi viết sách Tin Mừng:
a.         Thúc giục mọi người tin vào Chúa Giêsu để được sống đời đời. (Câu số 88 - Sách GĐ và GX, CĐLC)
b.        Thuật lại cho người Hy lạp tòng giáo về đời sống và việc làm của Chúa Giêsu mà tin theo.
c.         Chứng minh cho các Kitô hữu không phải gốc Do thái, hiện đang sinh sống ngoài xứ Palestina biết Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa.
d.        Câu a, b, c sai
53. Trong tư cách thượng tế, Chúa Giêsu đã làm gì?
a.        Chúa Giêsu được Chúa Cha sai xuống trần gian để cứu độ loài người
b.        Khi xuống thế, Chúa Giêsu đã che giấu vinh quang của Người. Vinh quang này chỉ được hé mở vài lần trong cuộc sống nhưng đã được bộc lộ trọn vẹn khi “giờ” của Người đến
c.        Chúa Giêsu được xức dầu Thánh Thần trở thành vị tư tế ngôn sứ và quốc vương để thi hành sứ vụ cứu độ Chúa Cha trao phó.
d.        Chúa Giêsu đã dâng chính bản thân cho Chúa Cha, đã cầu nguyện cho các môn đệ và cho tất cả những ai tin vào Người nhờ lời rao giảng của các Tông đồ. (Câu số 93 - Sách GĐ và GX, CĐLC)
54. Trong tư cách ngôn sứ, Chúa Giêsu đã làm gì?
a.                Xuống trần gian để cứu độ loài người
b.                Trở thành mục tử tối cao chăm sóc đoàn chiên.
c.                Truyền đạt cho loài người ý định cứu độ và các lời dạy của Cha Người. (Câu số 94 - Sách GĐ và GX, CĐLC)
d.                Thực hiện chủ quyền trên thiên nhiên, ma quỷ, bệnh tật, sự chết và tội lỗi.
55. Từ sứ vụ của Chúa Giêsu Kitô, người tín hữu đã lãnh nhận những ân huệ căn bản nào?
a.                Ơn chữa lành và ơn đức tin
b.                Ơn đức tin và sự sống đời đời (Câu số 96 - Sách GĐ và GX, CĐLC)
c.                Đức tin, đức cậy và lòng mến
d.                Ơn khôn ngoan và đạo đức
56. Tin mừng Gioan không có đặc điểm này
a.                Nhiều trích dẫn Cựu ước và các tập tục Do thái (Câu số 99 - Sách GĐ và GX, CĐLC)
b.                Chú trọng đến đời sống kết hợp giữa Ba Ngôi Thiên Chúa và đời sống nội tâm của các tín hữu.
c.                Trình bày các đề tài theo thể đối kháng: Ánh sáng và bóng tối, sự sống và sự chết, tin và không tin …
d.                Lời tựa cho toàn tập xác định nguồn gốc thần linh của Chúa Kitô và nhiệm vụ của thánh Gioan tẩy giả là giới thiệu Chúa Giêsu cho dân chúng.
57. Sách Tông đồ công vụ:  
a. Được viết vào khoảng năm 70-80 bởi thánh Maccô
b. Được viết vào khoảng năm 80-90 bởi thánh Gioan
c. Được viết khoảng năm 80-90 bởi thánh Luca (Câu số 100 - Sách GĐ và GX, CĐLC)
d. Được viết khoảng năm 60-70 bởi thánh Matthêu.
58. Khi viết sách Tông đồ công vụ, tác giả không nhắm chủ đích:
a.      Thúc giục mọi người tin vào Chúa Giêsu để được sống đời đời. (Câu số 101 - Sách GĐ và GX, CĐLC)
b.      Ghi lại việc rao giảng Tin mừng của thánh Phêrô được tập trung tại Giêrusalem.
c.      Ghi lại lời rao giảng của thánh Phaolô vượt ngoài biên giới Palestina đến tận Rôma.
d.      Tất cả đúng.
59. Điểm lưu ý để tổ chức cộng đoàn dân Chúa mà chúng ta có thể học hỏi ở sách Tông đồ công vu là:
a.      Cách thiết lập hàng kỳ mục như những cộng tác viên quan trọng
b.      Cách sinh hoạt của cộng đoàn tiên khởi và cách tổ chức nhân sự trong Hội Thánh thuở ban đầu. (Câu số 103 - Sách GĐ và GX, CĐLC)
c.      Cách sống bác ái huynh đê, nhiệt thành với việc rao giảng Tin Mừng và mở rộng tình hiệp thông giữa mọi người.
d.      Tất cả sai.
60. Một cộng đoàn nào muốn đứng vững và phát triển phải có những yếu tố cần thiết đã làm cho sinh hoạt của các cộng đoàn tiên khởi được sinh động đó là:
a.      Chuyên cần nghe các tông đồ giảng dạy, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh
b.      Mở rộng tình hiệp thông giữa mọi người, nhiệt thành sống bác ái huynh đê
c.      Đời sống của họ có sức hấp dẫn thuyết phục người khác tự nguyện đón nhận Tin Mừng.
d.      Tất cả đúng. (Câu số 105 - Sách GĐ và GX, CĐLC)
61. Trong các thư gửi giáo đoàn Galata, Êphêsô, Rôma, Côrintô và Thexalônica, thánh Phaolô nói về:
a.      Sự công chính hóa, việc tái lâm trong vinh quang của Chúa Giêsu Kitô và tất các các vấn đề mà người tân tòng cũng như các cộng đoàn sơ khai thường gặp. (Câu số 107- Sách GĐ và GX, CĐLC)
b.      Chúa Kitô là Ngôi Hai Thiên Chúa, Đấng Cứu thế và là Đấng trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người.
c.      Hội thánh là thân thể nhiệm mầu của Chúa Giêsu Kitô, được xây dựng trên lời rao giảng Tin mừng, gồm người Do thái và dân ngoại trong bình đẳng và tự do của con cái Thiên Chúa.
d.      Công cuộc cứu chuộc được liên kết với mầu nhiệm Ba Ngôi, do sáng kiến của Chúa Cha được thực hiện bởi Chúa Con và Chúa Thánh Thần.
62. Lời Chúa quan trọng đối với các tín hữu vì:
a. Các tín hữu mộ mến đọc Kinh thánh suốt 20 thế kỷ qua
b. Gìn giữ và giải thích Kinh thánh là trách nhiệm của Hội Thánh
c. Đọc và suy niệm Lời Chúa giúp tín hữu hiệp thông với toàn dân thánh
d. Lời Chúa là đá tảng xây nền móng, là ngọn đèn dẫn lối và cùng với Thánh Thể, là lương thực nuôi dưỡng đời sống các tín hữu. (Câu số 109 - Sách GĐ và GX, CĐLC)
63. Liên quan đến việc đọc Kinh thánh, Hội thánh chủ trương:
a. Khuyến khích tín hữu siêng năng học hỏi Thánh Kinh và chia sẻ Lời Chúa
b. Không biết Kinh thánh là không biết Chúa Kitô
c. Mở rộng lối vào Kinh thánh cho các tín hữu (Câu số 110 - Sách GĐ và GX, CĐLC)
d. Mỗi thiếu nhi có một sách Tin Mừng
64. Thời Cựu ước, người Do thái đọc bộ Kinh thánh nào?
a. Sách Ngũ kinh
b. Sách luật Tôra (Câu số 111 - Sách GĐ và GX, CĐLC)
c.  Sách các Ngôn sứ
d. Bút ký của các tông đồ hay các tiên tri”.
65. Các tín hữu bình dân nên đọc bản văn Kinh thánh nào?
a. Những bản văn Kinh thánh có chú giải do thẩm quyền Giáo hội chuẩn y(Câu số 118 - Sách GĐ và GX, CĐLC)
b. Những bản văn Kinh thánh được dịch sang tiếng Việt cách rõ ràng
c. Những bản văn Kinh thánh được in tại những nhà in có uy tín
d. Tất cả đúng.
66. Người tín hữu cần đọc và suy niệm Kinh thánh vì:  
a. Kinh Thánh phát xuất từ lòng Chúa yêu thương muốn ta được hạnh phúc và gợi lên trong ta tâm tình yêu mến, cảm tạ Chúa.
b. Hôm nay Chúa vẫn đang nói với ta những lời ấy qua trang sách Kinh Thánh ta đọc.
c. Việc đọc và suy niệm Kinh thánh giúp tín hữu hiểu biết, yêu mến Chúa hơn và nuôi dưỡng đời sống siêu nhiên của họ. (Câu số 119- Sách GĐ và GX, CĐLC)
d. Tất cả đúng.
67. Để việc đọc Kinh thánh sinh hoa kết trái, cùng với tâm tình yêu mến và cảm tạ,  ta cần có thái độ nào?
a. Tôn kính
b. Lắng nghe
c. Chiêm niệm
d. Khiêm hạ(Câu số 122 - Sách GĐ và GX, CĐLC)
68. Để quyết tâm sống Lời Chúa, ta cần lưu tâm tới điều gì?
a. Thực hành những điều Chúa dạy
b. Ích lợi của việc sống Lời Chúa và cách thực hiện sống Lời Chúa(Câu số 137- Sách GĐ và GX, CĐLC)
c. Tập sống và chia sẻ Lời Chúa
d. Chứng tỏ ta thuộc đoàn chiên Chúa và trở nên những người thân thiết với Chúa
69. Cách thực hiện việc sống Lời Chúa phải bao trùm con người toàn diện, nghĩa là:
a.  Thực hiện việc sống Lời Chúa trong tâm hồn, bằng lời nói và hành động bên ngoài (Câu số 139 - Sách GĐ và GX, CĐLC)
b. Hết lòng yêu mến Lời Chúa dạy, sẵn sàng để Lời Chúa uốn nắn, biến đổi ý chí và tình cảm
c. Biểu lộ sự suy phục Lời Chúa ra bên ngoài qua cử chỉ, lời nói và việc làm.
d. Thi hành tất cả mọi điều Chúa dạy trong một thời gian ngắn
70. Đâu là cách cụ thể giúp ta sống Lời Chúa trong sinh hoạt hàng ngày?
a. Chọn cho mình một câu Kinh thánh làm kim chỉ nam để cả đời sống theo lời Kinh thánh ấy
b. Khi tham dự thánh lễ, cố gắng nhớ một câu Kinh thánh rồi trong ngày quyết tâm thực hiện lời Kinh thánh ấy
c. Khi đọc Kinh thánh, thấy sự kiện nào hoặc lời nào đánh động tâm trí ta, ta dừng lại suy nghĩ sự kiện ấy, lời ấy, rồi lợi dụng cơ hội trong ngày để thực hiện
d. Cả a, b, c đều đúng. (Câu số 143 - Sách GĐ và GX, CĐLC)
71. Nguồn gốc việc chia sẻ Lời Chúa?
a. Thư của thánh Giacobê: “Hãy khiêm tốn đón nhận Lời Chúa được gieo vào lòng anh em. Lời ấy có sức cứu độ linh hồn anh em.” (Gc 1, 21).
b. Thư của thánh Gioan: “Điều đã có ngay từ khởi đầu, điều chúng tôi đã nghe, điều chúng tôi đã thấy tận mắt… chúng tôi loan báo cho cả anh em nữa, để chính anh em cũng được hiệp thông với chúng tôi” (1 Ga 1, 1-4). (Câu số 150 - Sách GĐ và GX, CĐLC)
c. Tin Mừng theo thánh Gioan: “Ai yêu mến Thầy thì tuân giữ lời Thầy.(Ga 14, 15),Chiên tôi thì nghe tiếng tôi.” (Ga 10, 27)
d. Tin Mừng theo thánh Luca: “Hãy về và làm như vậy thì các con sẽ được sự sống đời đời.” (Lc 10,28)
72. Điều cốt yếu cần phải có trong việc chia sẻ Lời Chúa là:
a. Nội dung: là chính Chúa Giêsu Kitô.
b. Sự trải nghiệm: kinh nghiệm bản thân về Chúa Giêsu Kitô.
c. Chia sẻ trải nghiệm về Chúa Giêsu Kitô  cho người khác để mỗi người có được sự sống đời đời
d. Cả a, b, c đều đúng (Câu số 151 - Sách GĐ và GX, CĐLC)
73. Để việc chia sẻ Lời Chúa mang lại kết quả:
a. Việc chia sẻ phải là thành thật phát xuất từ đáy lòng do Lời Chúa tác động. (Câu số 152- Sách GĐ và GX, CĐLC)
b. Sử dụng ngôn ngữ bình dân, ngắn gọn, dễ hiểu
c. Suy niệm và viết sẵn những nội dung sẽ chia sẻ để tránh làm mất thời gian của tập thể
d. Sử dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm sống của mình để khuyên giải người khác
74. Nhân vật nào trong Cựu ước được coi là hình bóng Đức Maria?
a. Bà Evà, bà Ruth và bà Giuđich
b. Bà Evà, bà Tama và bà Ette
c. Bà Evà, bà Ette và bà Giuđich (Câu số 154 - Sách GĐ và GX, CĐLC)
d. Bà Evà, bà Sara và bà Ette
75. Hai người phụ nữ tiên báo sự cộng tác tuyệt vời của Đức Trinh nữ Maria vào công trình của Chúa Giêsu để giải thoát nhân loại khỏi nô lệ Sa tan là:
a. Bà Evà và bà Giuđich
b. Bà Ette và bà Giuđich (Câu số 154 - Sách GĐ và GX, CĐLC)
c. Bà Tama và bà Ette
d. Bà Sara và bà Ette
76.  Bà Evà được các giáo phụ so sánh với Đức Maria theo hình thức đối kháng: Evà là mẹ loài người theo phương diện tự nhiên, Đức Maria là:
a.Eva mới
b.      Mẹ nhân loại
c.Mẹ của kẻ sống do ân sủng
d.      Mẹ loài người theo phương diện siêu nhiên (Câu số 155 - Sách GĐ và GX, CĐLC)
77. Các giáo phụ so sánh: Đức Maria là mẹ của kẻ sống do ân sủng, Evà là :
a. Mẹ loài người theo phương diện tự nhiên
b. Mẹ của loài ngươi và là mẹ của chúng sinh
c. Mẹ của kẻ sống trong tội lỗi
d. Mẹ của kẻ chết do tội lỗi (Câu số 155 - Sách GĐ và GX, CĐLC)
78. Các thánh không thường sử dụng hình ảnh sự vật này để nói về Đức Maria :
a. Tràng chuỗi Mân Côi (Câu số 156 - Sách GĐ và GX, CĐLC)
b. Hòm bia Thiên Chúa
c. Nắm bông dưới sương đêm
d. Khu vườn rào kín
79. Lời hứa mấu chốt của công trình cứu độ, là niềm hy vọng lớn lao và vui sướng tràn trề cho loài người là:
a. « Ta sẽ làm cho ngươi thành một dân lớn, sẽ chúc phúc cho ngươi » (St 12,2)
b.Một trinh nữ sẽ thụ thai và hạ sinh một con trai đặt tên là Emmanuel(Is 7,14)
c. Dòng dõi người nữ sẽ đạp dập đầu mi.(St 3, 15) (Câu số 157 - Sách GĐ và GX, CĐLC)
d. « Người sẽ nên cao cả và được gọi là con Đấng Tối Cao » (Lc 1,32)
80. Đức Maria đã nêu gương sáng ngời nào cho loài người?
a. Đời sống và hoạt động của Đức Maria trong tương quan với Chúa Giêsu và trong vai trò của Mẹ đối với loài người
b. Đời sống đức tin, đức cậy, đức mến và các nhân đức khác (Câu số 159 - Sách GĐ và GX, CĐLC)
c. Hết lòng cộng tác vào công trình cứu độ
d. Cả a, b, c đều đúng.
81. Đức Maria đã nêu gương đón nhận và thực hành Lời Chúa trong những hoàn cảnh nào ?
a. Ngày truyền tin và ngày sinh hạ hài nhi
b. Ngày dâng Chúa vào đền thánh và tại tiệc cưới Cana
c. Ngày sinh hạ hài nhi và trên đồi thập giá
d. Trong mọi hoàn cảnh cuộc sống (Câu số 160 - Sách GĐ và GX, CĐLC)
82. Lời xin vâng của Mẹ dạy ta :
a. Vâng theo thánh ý Chúa trong mọi sự như Mẹ (Câu số 162 - Sách GĐ và GX, CĐLC)
b. Sống Lời Chúa dạy trong Kinh thánh
c. Nên hoàn thiện như Cha trên Trời
d. Hiền lành và khiêm nhường.
83. Đức Maria thường “suy đi nghĩ lại trong lòng” những gì liên quan tới Chúa Giêsu, Con Mẹ. Cụm từ “suy đi nghĩ lại trong lòng” được thánh Luca ghi lại trong trường hợp:
a. Sứ Thần Gabriel truyền tin cho Đức Maria
b. Khi các mục đồng tới máng cỏ Belem thờ lạy Chúa Hài nhi (Câu số 163 - Sách GĐ và GX, CĐLC)

c. Đức Giê su làm phép lạ tại tiệc cưới Cana
d. Đức Maria dưới chân Thập giá
84. Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI dạy ta điều gì về thái độ của Đức Maria đối với Lời Chúa?
a. Đức Thánh Cha dạy ta cũng biết suy đi nghĩ lại những điều Chúa nói với ta qua đoạn văn Kinh thánh đang đọc
b. Đức Thánh Cha dạy ta biết sẵn sàng xin vâng trong những biến cố khó hiểu của cuộc sống ta
c. Đức Thánh Cha dạy: “Đức Maria là một trinh nữ lúc nào cũng chăm chú lắng nghe Lời Chúa, sống hòa điệu hoàn toàn với Lời Chúa, trân quý trong lòng mọi biến cố của Con mình, nối kết chúng lại với nhau thành một bức tranh duy nhất” (Câu số 165 - Sách GĐ và GX, CĐLC)
d. Đức Thánh Cha dạy: “đọc và suy nghĩ trong thinh lặng sẽ giúp ta hiểu Lời Chúa hơn”
85. Việc Mẹ suy đi nghĩ lại trong lòng dạy ta điều gì ?
a. Phải luôn thinh lặng để hiểu Lời Chúa
b. Luôn biết xin vâng trong những biến cố khó hiểu của cuộc sống
c. Sống xứng đáng là những người con của Mẹ
d. Biết suy đi nghĩ lại những điều Chúa nói với ta qua đoạn văn Kinh thánh đang đọc (Câu số 164 - Sách GĐ và GX, CĐLC)
86. Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI khuyên ta nên thực hành việc đạo đức nào để tôn kính Đức Trinh Nữ Maria?
a. Đọc kinh truyền tin và kinh mân côi (Câu số 166- Sách GĐ và GX, CĐLC)
b. Suy đi nghĩ lại các mầu nhiệm cuộc đời Chúa Giêsu Kitô
c. Đọc và suy niệm Thánh Kinh
d. Yêu mến mầu nhiệm Nhập thể
87. Giáo Phận Xuân Lộc mừng Kim Khánh Giáo Phận vào năm:
a. 2013
b. 2014
c. 2015
d. 2016
88. Hôi thánh chủ trương phải mở rộng lối vào Kinh thánh cho các tín hữu, vì:
a.Ông Origenê viết: “Đọc Lời Chúa là lãnh nhận bánh sự sống y như chúng ta rước Mình thánh Chúa Kitô trong thánh lễ”.
b.   Theo lời thánh Giêrônimô: “Không biết Kinh thánh là không biết Chúa Kitô”. (Câu số 110- Sách GĐ và GX, CĐLC)
c.      Lời Chúa là đá tảng xây nền móng, là ngọn đèn dẫn lối và là lương thực nuôi dưỡng đời sống các tín hữu.
  1. Ai sống theo lẽ khôn ngoan thì được rèn luyện nên người tài đức(Kn 7, 14)
89. Ta cần có thái độ khiêm hạ để việc đọc Kinh thánh sinh hoa kết trái?
  1. Khiêm hạ để xứng đáng được Thiên Chúa dạy bảo như Chúa Giêsu đã thưa với Chúa Cha rằng: “Con cảm tạ Cha vì Cha đã mạc khải cho những kẻ bé mọn(Mt 11, 25). (Câu số 122- Sách GĐ và GX, CĐLC)
  2. Thánh Augustinô dạy: “Muốn hiểu Kinh thánh, điều cốt yếu là cầu nguyện”.
  3. Chúa Giê su dạy: “Hãy về và làm như vậy, thì anh em sẽ được sống(Lc 10,28).
  4. Câu a, b, c đúng
90. Sống Lời Chúa làm cho ta trở nên những người thân thiết với Chúa vì như Người đã nói:
a.Chiên tôi thì nghe tiếng tôi.(Ga 10, 27)
b.      Ai yêu mến Thầy thì tuân giữ lời Thầy.(Ga 14, 15)
c.Hãy về và làm như vậy thì các con sẽ được sự sống đời đời.” (Lc 10,28)
d.      Anh em, chị em và mẹ tôi, chính là những người nghe và thực hành Lời Chúa.(Mc 3, 38) (Câu số 138- Sách GĐ và GX, CĐLC)




Bạn hãy Like hoặc Comment để ủng hộ Niềm vui phục vụ nhé bạn nhé .Chúc bạn có những giây phút thật vui vẻ (^_*)

3 nhận xét

 

Bai đang học

PHUNG VU GIO KINH

GÍAO HỘI

HỘI ĐỒNG GIÁM MUC

HỘI DONG ĐAMINH TAM HIỆP

SÁCH KINH THÁNH TIẾNG ANH

LOI CHUA TIENG ANH MOI NGAY

ĐÀI CHÂN LÝ

THẮC MẮC VỀ TÔN GIÁO

NHAC LÝ GUITA

SỨC KHỎE

TẢI VIDEO NHANH KHÔNG CẦN PHẦN MỀM

LUYỆN THI TIẾNG ANH

GIẢI TRÍ

HOC ĐÀN

Đăng Ký

Tên

Email *

Thông báo *

Hỗ Trợ Online

Tổng số lượt xem

Lên đầu trang Xuống cuối trang