CHÚA NHẬT XXI TN A: | NIỀM VUI PHỤC VỤ

CHÚA NHẬT XXI TN A:

Thứ Bảy, 26 tháng 8, 2017
GIÁO HỘI CỦA CHÚA KITÔ VÀ ĐỨC TIN CỦA PHÊRÔ
Từ ngày được Chúa Giêsu thành lập đến nay, Giáo Hội không ngừng bị ma quỷ và thế gian tấn công. Dường như những năm gần đây, sự tấn công của ma quỷ và thế gian nhắm vào Giáo Hội ngày càng nhiều hơn, mạnh hơn và thâm độc hơn. Nếu chỉ là một tổ chức giống như các tổ chức chính trị của trần gian, thì Giáo Hội đã tan vỡ trước sự tấn công đó, nhưng trải qua hơn hai ngàn năm, Giáo Hội vẫn đứng vững và còn trường tồn cho đến ngày tận thế. Chính Chúa Giêsu đã quả quyết: Cho dù quyền lực của ma quỷ có dấy lên cũng không thắng được Giáo Hội.
Có thể nói, Lời Chúa Hôm nay cho thấy ý định từ muôn thuở của Thiên Chúa đã muốn thiết lập nên một dân mới và đặt một người làm thủ lãnh chăm lo cho đoàn dân. Đức Giêsu là Đấng đã thực hiện ý định này, đã thiết lập nên Giáo Hội và đặt Simon Phêrô làm nền tảng của Giáo Hội.
Tiên tri Isaia đã nhân danh Chúa để nói lên lời tiên báo: sẽ đến ngày Thiên Chúa thực hiện việc thay đổi kẻ lãnh đạo Israel, Ngài sẽ truất phế kẻ bất xứng và trao vương quyền vào tay kẻ xứng đáng hơn. Nhưng xa hơn trong lời tiên báo này, Thiên Chúa còn nói đến việc Thiên Chúa sẽ tuyển chọn từ nhà Duđa một thủ lãnh chăn nuôi Israel. Thiên Chúa sẽ trao quyền bính vào tay người ấy: Ta sẽ đặt chìa khóa nhà Đavít lên vai nó, nó mở ra thì không ai đóng được, nó đóng lại thì không ai mở ra được. Ta sẽ làm cho nó trở nên vững chắc như đinh đóng cột. Đấng sẽ được Thiên Chúa tuyển chọn và đặt lên làm thủ lãnh Israel không chỉ là một vị vua cai trị, mà Ngài còn cư xử với Giuda và Giêsrusalem  như người cha cư xử với con cái. Như thế, vị thủ lãnh mà Thiên Chúa muốn đặt lên thực sự là một người lãnh đạo đồng thời cũng là một người cha.
Chúa Giêsu chính là Đấng Thiên Chúa sai đến để làm thủ lĩnh, là người dẫn dắt nhân loại đi theo đường lối của Thiên Chúa; Ngài yêu nhân loai bằng trái tim của một mục tử tốt lành, một người cha nhân hậu. Khởi đầu sứ mạng công khai, Chúa Giêsu đồng thời quy tụ một dân mới bắt đầu từ mười hai chàng trai sau này được gọi là các tông đồ. Những người này được mời gọi và họ đã sẵn sàng từ bỏ mọi sự để bước theo thầy Giêsu, sống với Ngài, nghe Ngài giảng dạy, thấy những việc Ngài làm và họ được mời gọi phải sống và hành động giống như Chúa Giêsu. Họ cũng được huấn luyện, uốn nắn để trở nên những con người có trái tim chạnh thương, quảng đại, sẵn sàng phục vụ và yêu thương những người Chúa trao như yêu thương và phục vụ chính Chúa.
Sau một thời gian huấn luyện, hôm nay Chúa Giêsu và các tông đồ đến miền Cesarea Philipphê, nơi đây chỉ có thầy trò với nhau. Trong bầu khí riêng biệt này Chúa Giêsu công khai đặt vấn đề với các tông đồ về nhận thức và đức tin của các ông. Chúa Giêsu bắt đầu bằng mặt câu hỏi thăm dò: Dân chúng bảo Thầy là ai? Các câu trả lời cho thấy, dân chúng dường như chưa tin Chúa Giêsu, họ chỉ cho rằng Chúa Giêsu giống như một trong các ngôn sứ nổi tiếng trong Cựu Ước mà thôi. Điều Chúa quan tâm hơn, đó là thái độ và đức tin của các học trò của mình. Chúa hỏi các ông: Còn các con, các con bảo Thầy là ai?
Câu chuyện cho thấy, vai trò là người anh cả trong anh em được nhấn mạnh nơi Simon Phêrô. Ông đã đại diện cho anh em để tuyên xưng đức tin vào Chúa Giêsu: Thầy là Đấng Kitô Con Thiên Chúa hằng sống. Câu trả lời được Chúa Giêsu khen là chính xác và còn chúc phúc cho ông. Khi tuyên xưng: Thầy là Đấng Kitô, có nghĩa Phêrô tuyên xưng Chúa Giêsu là Đấng được Thiên Chúa tuyển chọn và xức dầu, tức là Đấng cứu thế mà người Do Thái mong đợi và gọi là Đấng Mêsia. Phần tiếp theo của lời tuyên xưng của Phêrô: Thầy là Con Thiên Chúa hằng sống. Khi tuyên xưng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa hằng sống, tức là Phêrô tuyên xưng Chúa Giêsu là chính Thiên Chúa, là Con Đấng mà dân Do Thái tôn thờ tên Ngài được mạc khai là Yavê, là Đức Chúa. Chúa biết rõ Phêrô, với khả năng giới hạn, chưa thể hiểu và chưa thể tuyên xưng chính xác như thế, nhưng do Thiên Chúa đã yêu thương mạc khải cho Phêrô biết như vậy.
Chúa Giêsu cũng biết nhiều giới hạn khác của Phêrô, nhiều lần với tính bộc trực, ông còn bị Chúa Giêsu khiển trách, nhưng Chúa cũng biết Phêrô có một thái độ khiêm tốn, chân thành và nhất là ông có một tình yêu đặc biệt dành cho Chúa. Vì thế, không đòi điều kiện gì khác hơn, Chúa Giêsu đã quyết định trao cho Phêrô một trọng trách, trở thành nền tảng và là thủ lãnh Giáo Hội của Chúa: Con là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời, dưới đất anh ràng buộc điều gì trên trời cũng sẽ ràng buộc; dưới đất anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi.
Theo cái nhìn của trần gian, đây quả là một quyết định hết sức “táo bạo” của Chúa Giêsu. Việc thiết lập Giáo Hội là một chương trình lớn lao của Thiên Chúa, là sự nghiệp của Chúa Giêsu, vậy mà giờ đây, Chúa đã trao tất cả sự nghiệp ấy cho Phêrô. Phêrô – một con người hết sức giới hạn tầm thường, không có khả năng gì đặc biệt, ngòai một một đức tin kiên vững và lòng yêu mến đặc biệt dành cho Chúa. Trao Giáo Hội cho một con người tầm thường như thế, để cho thấy rằng, việc thành bại, phát triển hay dừng lại không phải do khả năng của Phêrô nhưng hoàn toàn do ý muốn của Thiên Chúa.
Nếu nhìn theo cái nhìn của nhân loại, việc Chúa thiết lập Giáo Hội và trao cho Phêrô quyền cầm buộc và tháo cởi, quyền làm thủ lãnh, quả là có nhiều rủi ro cho Giáo hội, nhưng đó lại là chương trình và ý định của Thiên Chúa. Thánh Phaolô đã quả quyết như thế trong thư Roma: Sự giàu có, khôn ngoan thông suốt của Thiên Chúa thì vô cùng sâu thẳm. Quyết định của Chúa không ai dò thấu, đường lối của Người không ai theo dõi được.
Thưa quý OBACE, chúng ta tin vào lời hứa của Chúa Giêsu sẽ bảo vệ Giáo Hội trước sự tấn công của thế gian và ma quỷ, nhưng chúng ta vẫn phải cảnh giác trước những nguy cơ đang đe dọa Giáo hội bởi ma quỷ và thế gian này tạo nên. Các tổ chức xã hội trần gian đang tìm cách hạ uy tín của Giáo Hội, hoặc chính đời sống bê bối của nhiều thành phần trong Giáo Hội đang làm cho hình ảnh Giáo Hội bị méo mó, lem luốc. Lối sống dễ dãi chạy theo vật chất và quyền lực thế gian cũng đang là một cám dỗ và là một nguy cơ làm tổn thương sự Thánh Thiện của Giáo Hội. Các con cái trong Giáo hội do ảnh hưởng bởi sự tự do, dân chủ sai lạc theo kiểu người đời, đang làm tổn hại đến sự Hiệp Thông Duy Nhất của Giáo Hội, biến Giáo Hội trở thành như một tổ chức dân sự hoặc chính trị.
Sự chống phá Giáo Hội không chỉ đến từ bên ngoài, mà còn đến từ bên trong, từ chính con cái của Giáo Hội. Những người này từ chối quyền thủ lãnh của Phêrô và các Đấng kế vị, họ muốn tạo nên một thứ Giáo Hội của riêng mình hoặc là một Giáo Hội dưới quyền kiểm soát của các thế lực chính trị, chính quyền, không còn phải là Giáo Hội của Chúa Kitô được trao cho Phêrô nữa.
Là thành viên của Giáo Hội, Chúng ta tuyên xưng Giáo Hội là Duy Nhất, Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyền, xin cho mỗi chúng ta luôn biết yêu mến xây dựng Giáo Hội, hết lòng vâng phục các vị lãnh đạo Chúa đã chọn và góp phần xây dựng Giáo Hội bằng chính đời sống đức tin, tuân theo giáo huấn của Giáo Hội và góp phần một cách cụ thể vào việc xây dựng và bảo vệ Giáo Hội. Amen.
dẫn chúng ta vượt qua những sóng gió đang vây bủa chúng ta, đem lại cho chúng ta sự bình an. Amen
Bạn hãy Like hoặc Comment để ủng hộ Niềm vui phục vụ nhé bạn nhé .Chúc bạn có những giây phút thật vui vẻ (^_*)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 

Bai đang học

PHUNG VU GIO KINH

GÍAO HỘI

HỘI ĐỒNG GIÁM MUC

HỘI DONG ĐAMINH TAM HIỆP

SÁCH KINH THÁNH TIẾNG ANH

LOI CHUA TIENG ANH MOI NGAY

ĐÀI CHÂN LÝ

THẮC MẮC VỀ TÔN GIÁO

NHAC LÝ GUITA

SỨC KHỎE

TẢI VIDEO NHANH KHÔNG CẦN PHẦN MỀM

LUYỆN THI TIẾNG ANH

GIẢI TRÍ

HOC ĐÀN

Đăng Ký

Tên

Email *

Thông báo *

Hỗ Trợ Online

Tổng số lượt xem

Lên đầu trang Xuống cuối trang